Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Login
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    Cơ cấu tổ chức
    Lịch sử khoa
    Chương trình đào tạo
    Thư viện ảnh
    Thư viện Video
  • Tin tức
    Tin tức - Sự kiện
    Tuyển sinh
    Thạc sĩ
    Cử nhân
    Liên thông
    Nghiên cứu khoa học
    Sinh viên
    Lịch thi
    Học bổng - Chế độ chính sách
  • Đào tạo
    Thạc sĩ
    Cử nhân
    Liên thông
    Liên kết đào tạo
  • Dành cho cán bộ
    Lý lịch khoa học
    Nghiên cứu khoa học
    Hoạt động Công đoàn
  • Dành cho sinh viên
    Đoàn - Hội
    Tin tức - Sự kiện
    Văn bản
    Gương mặt tiêu biểu
    Câu lạc bộ - Thanh niên xung kích
    Nghiên cứu khoa học
    Rèn luyện nghiệp vụ
    Thực tế - Thực tập
  • Dành cho người nước ngoài
    Cử nhân
    Thạc sĩ
    Tiếng Việt ngắn hạn
    VIETNAMESE FOR FOREIGNERS
    Hợp tác quốc tế
    Thi chứng chỉ
  • Tư liệu
    Văn - Tiếng Việt
    Văn hoá
    Lịch sử
    Địa - Du lịch
    Báo chí - Truyền thông
    Văn bản
  • Liên hệ

Tin tức - Sự kiện



KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ NĂM HỌC 2019-2020


22-10-2019

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

(từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 11 năm 2019)  

 

 

A. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Công tác tổ chức chung

- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sẽ được thực hiện thông qua việc:

1) Học tập 05 tiết lý thuyết về nghiệp vụ (25 sinh viên/ lớp);

2) Thực hiện xây dựng một tác phẩm báo chí – truyền thông, du lịch hoặc nghiên cứu văn hóa Hà Nội đương đại dưới sự tổ chức của nhóm trưởng và sự cố vấn của các thầy cô giảng viên, các anh chị cựu sinh viên và các chuyên gia khách mời. Khuyến khích sinh viên liên hệ với các chuyên gia, các nhà báo, nhà truyền thông chuyên nghiệp để học hỏi.

- Sinh viên lập các nhóm theo liên khóa. Các anh chị năm thứ ba và thứ tư là hạt nhân để tổ chức các nhóm rèn luyện nghiệp vụ. Mỗi nhóm từ 5 đến 10 sinh viên.

- Các thầy cô giảng viên thuộc các tổ chuyên môn sẽ giữ vai trò cố vấn chuyên môn cho các nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phân công các giảng viên theo dõi và hướng dẫn chuyên môn trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ. Danh sách các giảng viên cố vấn sẽ được thông tin sau khi các nhóm nộp danh sách thành viên về cho Trợ lý Nghiệp vụ.

2. Lịch trình hoạt động RLNV

- Ngày 21.10, Trợ lý nghiệp vụ và các thầy cô Cố vấn học tập thông tin đến sinh viên kế hoạch RLNV năm học 2019 - 2020 bao gồm các nội dung rèn luyện nghiệp vụ và phương thức thực hiện. Sinh viên đăng ký chuyên ngành sẽ tham gia rèn luyện nghiệp vụ và nộp lại ngay cho Trợ lý Nghiệp vụ để lên danh sách lớp học.

- Từ ngày 21.10 – 27.10, sinh viên lựa chọn chuyên ngành và hình thành các nhóm. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng và nhóm trưởng gửi danh sách về Trợ lý nghiệp vụ qua email.

- Ngày 28.10, các nhóm xác định loại hình sản phẩm, chủ đề dự kiến và thông báo cho Trợ lý nghiệp vụ qua email. Phân công giảng viên làm cố vấn cho các nhóm sinh viên.

- Tuần từ 28.10 đến 16.11, các nhóm thực hiện sản phẩm nghiệp vụ dưới sự hỗ trợ chuyên môn của thầy cô giảng viên và chuyên gia mời.

- Ngày 14, 15 các lớp nghiệp vụ học tập trung (mỗi lớp học 1 buổi 5 tiết bắt buộc trên lớp) theo chuyên ngành đăng ký.

+ Chuyên ngành Du lịch,

+ Chuyên ngành Văn hóa,

+ Chuyên ngành Báo chí – Truyền thông.

- Các nhóm hoàn thiện và nộp sản phẩm của đợt RLNV

- Ngày 17.11, tổ chức đánh giá kết quả của đợt RLNV (chấm sản phẩm theo chuyên ngành)

- Ngày 19.11, tổng kết và trao giải RLNV năm học 2019-2020.


B. PHẦN THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ

I. NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

1. NỘI DUNG CHUẨN BỊ

1.1. Chủ đề và yêu cầu của sản phẩm

- Sinh viên được quyền tự đề xuất chủ đề

- Sản phẩm truyền thông có điểm mới và có tính sáng tạo, phản ánh chính xác, kịp thời những sự kiện, vấn đề xã hội trong nước và thế giới…

- Sinh viên chịu trách nhiệm về tính trung thực và bản quyền của sản phẩm dự thi, không được sao chép của tác giả khác.

- Mỗi nhóm sinh viên gửi tối đa 1 sản phẩm

1.2. Nội dung sản phẩm

- Một bài báo (báo in, báo điện tử);

- Một tập san;

- Một video-clip (quảng cáo sản phẩm, giới thiệu chiến dịch truyền thông thương mại hoặc truyền thông xã hội…);

- Một phóng sự viết, phóng sự băng hình hoặc phóng sự ảnh… hoặc một tác phẩm truyền hình (phim tài liệu, giao lưu, tọa đàm…);

- Tác phẩm phát thanh (tin, bài, phản ánh, điều tra, câu chuyện truyền thanh…);

- Một kế hoạch truyền thông (kế hoạch quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu…);…

1.3. Hình thức sản phẩm

- Thiết kế sản phẩm báo in được in ấn như tờ báo hoặc tạp chí. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ phải được cắt dán phần tiếp nối trên giấy khổ A4, A3 và đánh số trang rõ ràng.

- Sản phẩm phát thanh, sản phẩm truyền hình…, được ghi trên đĩa DVD, VCD.

- Kế hoạch truyền thông được đánh máy một mặt in trên khổ A4 (đi kèm là các hình thức như tờ rơi, đĩa quảng cáo… nếu có).

- Đối với thể loại phóng sự ảnh:

+ Ảnh dự thi in trên giấy ảnh kích cỡ 13 cm x18 cm; Hoặc ảnh kỹ thuật số, file ảnh với định dạng JPG, dung lượng từ 1Mb đến 5Mb.

+ Ban giám khảo không chấp nhận ảnh dùng kỹ xảo, trừ việc điều chỉnh độ sáng tối, tương phản, độ nét, cân chỉnh màu sắc.

+ Phóng sự ảnh dự thi bắt buộc phải có tên tác phẩm dự thi, có chú thích kèm theo ảnh (mô tả cảm xúc, lời bình cho nội dung tác phẩm và các thông tin liên quan đến bức hình: thời gian, địa điểm chụp...).

+ Mỗi tác phẩm phải có tối thiểu 12 ảnh.

1.4. Thời gian trình bày

- Mỗi nhóm có 10 phút giới thiệu sản phẩm và tối đa 20 phút trả lời các câu hỏi chuyên môn do giám khảo đưa ra.

2. PHƯƠNG THỨC DỰ THI

- Phần thứ nhất: Trình bày sản phẩm không quá 10 phút.

- Phần thứ hai: Kiểm tra kiến thức tổng hợp.

Ban giám khảo sẽ hỏi về các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ khi tiến hành sáng tác tác phẩm báo chí – truyền thông hoặc nêu tình huống để nhóm dự thi đề xuất cách giải quyết.

3. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM

- Sản phẩm có tính phát hiện, mới, có tính tư tưởng rõ ràng, thể hiện rõ nét lao động nghiệp vụ báo chí và truyền thông, có sự đầu tư công sức, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, có khả năng thích ứng tình huống.

- Thể hiện được kỹ năng sáng tạo, có khả năng vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp tương lai.

- Chủ động, không chịu sự chi phối và hỗ trợ của bên ngoài.

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm thu hút người nghe...

 

Tiểu mục

Nội dung đánh giá sản phẩm

Trả lời câu hỏi kiến thức

Trả lời câu hỏi kĩ năng

Nội dung

Hình thức

Sáng tạo, độc đáo

Tính chủ động

Mức độ đầu tư cho sản phẩm

Điểm tối đa

(2đ)

(1đ)

(1,5đ)

(1đ)

(1đ)

(2đ)

(1,5đ)

 

II. NGHIỆP VỤ DU LỊCH

1. NỘI DUNG CHUẨN BỊ

1.1. Chủ đề và yêu cầu của sản phẩm

Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ thực hành nghề thiết kế tour, hướng dẫn, thuyết minh và marketing, quảng cáo sản phẩm du lịch.

1.2. Nội dung và yêu cầu sản phẩm

* Nội dung sản phẩm dự thi:

Là sản phẩm du lịch chào bán đến khách hàng, bao gồm:

- Một chương trình du lịch

- Nội dung thuyết minh tại các điểm đến hay thuyết minh trên xe trong chương trình du lịch

- Ấn phẩm quảng cáo cho điểm đến và chương trình du lịch.

* Yêu cầu sản phẩm dự thi:

Sản phẩm dự thi gồm 1 bộ:

- Đối với chương trình du lịch:

+ Tùy chọn lịch trình, loại hình, chủ điểm du lịch, nhưng trong chương trình phải có ít nhất 3 điểm đến.

+ In trên khổ giấy A4 hoặc thiết kế lồng vào ấn phẩm quảng cáo

- Đối với nội dung thuyết minh:

+ Lựa chọn thuyết minh 3 vấn đề trong chương trình du lịch (có thể là điểm; chi tiết tại điểm; chi tiết trên đường di chuyển). Mỗi vấn đề thuyết minh không quá 5 phút.

+ Dàn dựng nội dung thuyết minh bằng clip hoặc slide.

- Đối với ấn phẩm quảng cáo:

+ Thể hiện được thông điệp truyền thông cho điểm đến và cho chương trình du lịch.

+ Ấn phẩm quảng cáo được thể hiện bằng bất kỳ hình thức nào (tờ rơi, banner, áp phích, clip quảng cáo…).

2. PHƯƠNG THỨC DỰ THI

- Phần thứ nhất: Trưng bày, giới thiệu và trình bày sản phẩm

+ Giới thiệu và trình bày ý tưởng thiết kế chương trình du lịch.

+ Lần lượt trình bày nội dung thuyết minh theo lịch trình mà chương trình đề ra

+ Trưng bày và trình bày ý tưởng của ấn phẩm quảng cáo

- Phần thứ hai: Kiểm tra kiến thức tổng hợp. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi tình huống, các nhóm chuẩn bị và trả lời.

+ Về xây dựng tuyến, điểm và thiết kế chương trình du lịch,

+ Về chính sách bán hàng và quảng bá

+ Về vai trò và trách nhiệm của người làm du lịch

ü  Về các tình huống phát sinh khi tương tác với khách hàng trong quá trình phục vụ

3. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM

- Sản phẩm dự thi được coi là sản phẩm hoàn chỉnh có thể chào bán cho khách hàng.

- Bộ sản phẩm cần có tính hệ thống, thực tiễn, hấp dẫn.

- Thể hiện được sự thuần thục kỹ năng, tư duy sáng tạo, có khả năng vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp tương lai.

- Chủ động, không chịu sự chi phối và hỗ trợ của bên ngoài.

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm thu hút người nghe...

 

Tiểu mục

Nội dung đánh giá sản phẩm

Trả lời câu hỏi kiến thức

Trả lời câu hỏi kĩ năng

Nội dung

Hình thức

Sáng tạo, độc đáo

Tính chủ động

Mức độ đầu tư cho sản phẩm

Điểm tối đa

(2đ)

(1đ)

(1,5đ)

(1đ)

(1đ)

(2đ)

(1,5đ)

 

III. NGHIỆP VỤ VĂN HÓA

1. NỘI DUNG CHUẨN BỊ

1.1. Chủ đề và yêu cầu của sản phẩm

- Chủ đề: Phố Hà Nội trong dòng chảy văn hóa đương đại

Lưu ý: Sinh viên chọn một vấn đề có liên quan đến Chủ đề chung để triển khai. Khuyến khích các nhóm chọn những đề tài có ý nghĩa thời sự, mang giá trị thực tiễn cao.

Một số đề tài gợi ý:

- Kí ức xưa qua “Chợ Hà Nội” nay

- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử và những dấu ấn “thời đại”

-  Năm cửa ô ngày đó, bây giờ

- Lễ hội đường phố Hà Nội

- Âm nhạc đường phố Hà Nội

- Ẩm thực đường phố Hà Nội trong con mắt người nước ngoài

- Gánh hàng rong – Hồn quê giữa phố phường Hà Nội

- Văn hóa giao thông Hà Nội

-  Văn hóa bán hàng của người Hà Nội

- Trà đá vỉa hè- nét văn hóa bình dân của người Hà Nội

- Các không gian văn hóa mới: Phố sách Hà Nội, Phố bích họa Phùng Hưng, Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Con đường gốm sứ Hà Nội…

- Những hiện tượng văn hóa lệch chuẩn ở Hà Nội hiện nay, ví dụ:

+ Từ hiện tượng “bún mắng, cháo chửi” ở Hà Nội đến sự lung lay của văn hóa ứng xử người Tràng An

+ Những hành vi lệch chuẩn văn hóa khác….

1.2. Nội dung và hình thức sản phẩm

* Nội dung sản phẩm dự thi:

Sản phẩm là kết quả của quá trình triển khai Dự án văn hóa về một vấn đề có liên quan đến Chủ đề chung “Phố Hà Nội trong dòng chảy văn hóa đương đại”.

* Yêu cầu sản phẩm dự thi:

Sản phẩm phải là kết quả của quá trình làm việc nhóm và phải phản ánh được:

+ 1. Qúa trình khảo sát địa bàn nghiên cứu (quá trình triển khai dự án, gồm: quá trình điền dã, điều tra, phỏng vấn…);

+ 2. Phân tích các giá trị văn hóa tại địa bàn nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành, vận dụng lí thuyết nghiên cứu văn hóa đã học trong quá trình triển khai;

+ 3. Phản ảnh được thực trạng tồn tại và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để bảo lưu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa (áp dụng mô hình bảo tồn di sản và những bài học trong bảo tồn di sản của VN cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới…);

+ 4. Thiết kế các sản phẩm văn hóa dưới dạng: Poster; Phóng sự ảnh; Kịch bản sự kiện văn hóa; Clip...

1.3. Thời gian triển khai dự án và trình bày

* Thời gian triển khai (dự kiến):

- 22/10- 26/10: Sinh viên đăng ký dự thi theo nhóm

- 28/10: Tổ chức buổi nói chuyện với sự tham gia của tất cả các Thầy Cô trong Tổ nhằm giải đáp mọi băn khoăn của sinh viên.

- 28/10-30/10: Sinh viên nộp đề tài Dự án nghiên cứu

- 31/10: Phân công giáo viên trong Tổ đồng hành, tư vấn, hỗ trợ SV triển khai Dự án

- 31/10- 16/11: Sinh viên triển khai Dự án

- 17/11: Hoàn thành sản phẩm và dự thi

* Thời gian trình bày

- Mỗi nhóm có 15 phút giới thiệu sản phẩm và tối đa 15 phút trả lời các câu hỏi chuyên môn do giám khảo đưa ra.

2. PHƯƠNG THỨC DỰ THI

- Phần thứ nhất: Trưng bày, giới thiệu và trình bày sản phẩm

+ Thuyết minh sản phẩm.

+ Trưng bày và trình chiếu sản phẩm

- Phần thứ hai: Ban giám khảo đưa ra câu hỏi về sản phẩm và kiểm tra kiến thức chuyên môn, các nhóm chuẩn bị và trả lời.

+ Về quá trình lựa chọn đề tài và lựa chọn hình thức sản phẩm

+ Về phân công nhóm làm việc và quá trình làm việc

+ Về nội dung cơ bản của sản phẩm

+ Về ý nghĩa, đóng góp của sản phẩm và hướng phát triển tiếp theo của sản phẩm…

3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tiểu mục

Các tiêu chí đánh giá sản phẩm

Tổng điểm

Tính mới của đề tài và sự sáng tạo trong cách tiếp cận

Mức độ giải quyết vấn đề đặt ra

 

Mức độ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm (qua quá trình triển khai, qua trình bày sản phầm…)

 

Kỹ năng điều tra, phỏng vấn, ghi hình, thuyết trình…

 

 

Điểm tối đa

(3 điểm)

(3 điểm)

(2 điểm)

(2 điểm)

(10 điểm)

4. HOẠT ĐỘNG BÊN LỀ (Dự kiến)

4.1. Tổ chức 1 buổi nói chuyện, giải đáp băn khoăn của SV về việc triển khai đề tài dự thi. Buổi nói chuyện tập trung vào các vấn đề chính:

+ Về cách chọn đề tài, đặt câu hỏi, chọn hình thức sản phẩm cuối cùng (bài viết khoa học, làm clip, phóng sự ảnh, kịch bản sự kiện văn hóa, hay bài trình bày…)

+ Làm rõ chủ đề năm nay “Phố Hà Nội trong dòng chảy văn hóa đương đại”, trong đó, cần làm cho SV hiểu rõ các khái niệm phố, Hà Nội, văn hóa đương đại; các hướng khai thác, các lý thuyết cho thể áp dụng.

+ Cách điền dã và cách “đọc” lý thuyết rồi “viết lại” theo hướng ứng dụng.

+ Cách “gói ghém” thành sản phẩm: bài viết khoa học, làm clip, phóng sự ảnh, kịch bản sự kiện văn hóa, hay bài trình bày.

4.2. Tổ chức Tọa đàm với sự tham gia của tất cả sinh viên dự thi Nghiệp vụ văn hóa. Có 2 phương án:

+ Mời GS. Lê Văn Lan nói chuyện về Phố Hà Nội xưa và nay (TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh mời)

+ Mời chuyên gia văn hóa nói chuyện về việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng Hà Nội ngày nay (TS. Mai Thị Hạnh mời)

 

Post by: host
22-10-2019
Related
THÀNH CÔNG ĐÁNG TỰ HÀO CỦA SINH VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC TẠI GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI NĂM 2025 (03/06/2025 12:00)
LỄ KÝ KẾT NGHĨA GIỮA LCĐ KHOA VIỆT NAM HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VÀ ĐOÀN CƠ SỞ TIỂU ĐOÀN 2 - HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ (MTA) (03/06/2025 12:00)
LỄ TRAO BẰNG THẠC SĨ NĂM 2024 – CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC (21/04/2025 12:00)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2025 - 2030 (18/02/2025 12:00)
VỀ MIỀN TÂY BẮC – CHUYẾN THAM QUAN DÃ NGOẠI CỦA TẬP THỂ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC (22/01/2025 12:00)
In category
LỄ KÝ KẾT NGHĨA GIỮA LCĐ KHOA VIỆT NAM HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VÀ ĐOÀN CƠ SỞ TIỂU ĐOÀN 2 - HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ (MTA) (03/06/2025 12:00)
THÀNH CÔNG ĐÁNG TỰ HÀO CỦA SINH VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC TẠI GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI NĂM 2025 (03/06/2025 12:00)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2025 - 2030 (18/02/2025 12:00)
VỀ MIỀN TÂY BẮC – CHUYẾN THAM QUAN DÃ NGOẠI CỦA TẬP THỂ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC (22/01/2025 12:00)
Chúc mừng đội thi Hương sắc kinh kỳ đến từ Khoa Việt Nam học - Trường ĐHSPHN xuất sắc giành giải Ba chung cuộc cuộc thi "Khám phá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam"! (12/01/2025 12:00)
Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phòng 103 - nhà D3 - 136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội 04.37549039 k.vnh@hnue.edu.vn http://vns.hnue.edu.vn Khoa Việt Nam học - Trường ĐHSP Hà Nội
LƯỢT TRUY CẬP



Thiết kế và phát triển TTCNTT

Copyright 2025 by Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội