Mặc dù số lượng sinh viên khoa Việt Nam học không lớn như nhiều khoa khác trong trường nhưng gần như năm nào khoa Việt Nam học cũng có báo cáo khoa học tham dự và đạt giải các cấp. Năm học 2021–2022, khoa Việt Nam học có 10 báo cáo tham dự cấp Khoa, trong đó có 3 báo cáo được chọn gửi đi cấp Trường, một báo cáo đạt giải Nhì (Xây dựng sản phẩm văn hóa dân gian ứng dụng: Xẩm cố đô – một hành trình di sản của nhóm tác giả Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh (K69) dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thùy Linh); và 1 giải Ba (Ẩn dụ tri nhận DỊCH BỆNH LÀ CHIẾN TRANH trong ngôn ngữ báo điện tử hiện nay của Lăng Thị Khánh Linh (K68) dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Phương Thảo).
Theo tinh thần đó, Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022–2023 – kỳ hội nghị thứ 18 của khoa Việt Nam học đã được triển khai ngay từ học kỳ 1 với sự chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm khoa cùng sự phổ biến, vận động nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Tổng số báo cáo nộp của năm nay đã vượt lên 15 báo cáo, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó lực lượng sinh viên tham gia rải đều trong cả 4 khóa, từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, chủ đạo là K70 với 8/15 báo cáo. K71 có 4 báo cáo tham dự. Các sinh viên năm cuối K69 có lẽ vì quá bận rộn với công việc thực tập cuối khóa và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp nên chỉ có 1 báo cáo tham dự. Đáng biểu dương là tinh thần dấn thân, ham học hỏi của sinh viên năm thứ nhất – các tân binh K72 với 2 báo cáo tham dự.
Số lượng báo cáo năm nay tăng lên một phần là do những chính sách khuyến khích của nhà trường, của khoa đối với việc nghiên cứu khoa học của sinh viên, mà gần đây nhất là quyền lợi xét tuyển thẳng lên học trình độ Thạc sĩ cho những sinh viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba nghiên cứu khoa học cấp trường. Bên cạnh đó là chính sách quản lý sát sao hơn của Nhà trường trong việc công nhận tên đề tài, tên sinh viên thực hiện và tên giáo viên hướng dẫn ngay từ khi sinh viên đăng kí đề tài. Việc này đã hạn chế được tình trạng sinh viên bỏ cuộc giữa chừng như những năm trước. Ngoài ra, các thầy cô trong Ban chủ nhiệm, trong các tổ bộ môn của khoa cũng rất tận tình, tạo mọi điều kiện để sinh viên theo đuổi và đi đến cái đích cuối cùng của nghiên cứu khoa học. Có những thầy cô thức sửa bài cho sinh viên đến tận 3, 4 giờ sáng, có thầy cô còn hỗ trợ kinh phí cho sinh viên thực hiện báo cáo. Đó là những nguồn động lực lớn lao, tiếp thêm cho các bạn sinh viên những ngọn lửa nhiệt huyết.
Trong tổng số 15 báo cáo, số lượng báo cáo thuộc chuyên ngành Văn hoá, như mọi năm, vẫn chiếm tỉ lệ cao với 7 báo cáo. Nhưng chúng tôi cũng phải ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ của chuyên ngành Địa lý – Du lịch, từ con số khiêm tốn với 2 báo cáo của năm ngoái, năm nay đã vươn lên sánh ngang cùng chuyên ngành Văn hóa với 7 báo cáo. Năm nay cũng ghi nhận sự sụt giảm của số báo cáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ - Truyền thông khi chỉ có 1 báo cáo tham dự.
Các báo cáo khoa học của sinh viên thuộc chuyên ngành Văn hóa chủ yếu tập trung vào nghiên cứu theo hướng khai thác và làm sống dậy những nét đẹp về văn hóa truyền thống của dân tộc, tìm hiểu về những vấn đề của văn hóa đương đại, đặc biệt là vấn đề biển đổi văn hóa, bảo tồn và phục dựng văn hóa truyền thống hay vấn đề của phong cách sống thời hiện đại.Chuyên ngành Địa lý – Du lịch, các báo cáo tập trung nghiên cứu về Địa – Kinh tế và về Du lịch. Hướng nghiên cứu về Du lịch thu hút được rất đông sinh viên quan tâm, thể hiện đúng đặc thù của khoa Việt Nam học.
Ngoài ra, năm nay Hội nghị còn có một đề tài thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ - Truyền thông và một đề tài thuộc chuyên ngành Khoa học Giáo dục.
Tổng kết hội nghị, chúc mừng các sinh viên/nhóm sinh viên xuất sắc đạt được kết quả như sau:
1. Chuyên ngành Địa lí – Du lịch
TT
|
Tên đề tài
|
Sinh viên thực hiện
|
Khóa
|
Giáo viên hướng dẫn
|
Giải
|
1
|
Nghiên cứu sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu (Hoà Bình)
|
Nguyễn Phó Việt Anh,
Đặng Quỳnh Chi,
Hà Thanh Hà
|
70
|
Cao Hoàng Hà
|
Nhì
|
2
|
Ứng dụng thời trang bền vững trong du lịch khách sạn
|
Trịnh Đình Linh,
Hoàng Thùy Dung
|
70
|
Cao Hoàng Hà
|
KK
|
3
|
Du lịch tiếp cận dành cho người khuyết tật: Để “không ai bị bỏ lại phía sau”
|
Đỗ Thị Hồng Quyết,
Nguyễn Phương Thảo,
Trương Công Thiện,
Ngô Thị Thơm,
Hoàng Hà Vi
|
70
|
Trần Đăng Hiếu
|
Ba
|
4
|
Phát triển nông nghiệp trồng vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
|
Trần Thị Hồng Mến
|
71
|
Trần Thị Hồng Nhung
|
KK
|
5
|
Khai thác văn hoá ẩm thực đêm phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
|
Phạm Minh Huệ,
Nguyễn Thị Thuỳ
|
71
|
Cao Hoàng Hà
|
KK
|
6
|
Du lịch văn hóa tâm linh ở cố đô Hoa Lư và giải pháp cho phát triển bền vững
|
Bùi Vũ Quỳnh Lam,
Phùng Khánh Vy
|
72
|
Nguyễn Thị Thu Hoài
|
KK
|
7
|
Xây dựng dữ liệu về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và hệ thống dịch vụ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Cao Bằng
|
Đào Thị Huyền,
Phí Thị Trà My,
Hoàng Thị Trang,
Đỗ Thị Thu Trang
|
70
|
Nguyễn Thị Thu Hoài
|
KK
|
2. Chuyên ngành Văn hóa
TT
|
Tên đề tài
|
Sinh viên thực hiện
|
Khóa
|
Giáo viên hướng dẫn
|
Giải
|
8
|
Hoạt động thực tế, thực tập ở ngành Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
Lê Tiến Dũng,
Đào Thị Hương Giang,
Nguyễn Dương Tuấn Khanh,
Ngô Văn Khiêm
|
70
|
Nguyễn Thị Thu Hoài
|
Ba
|
9
|
Lễ hội quán Giá nhìn từ lý thuyết ký ức văn hóa
|
Nguyễn Thị Chinh
|
70
|
Đặng Thị Bích Hồng
|
KK
|
10
|
Phong cách sống của sinh viên trong thế giới số (nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa Việt Nam học, ĐHSPHN)
|
Lê Thị Mai,
Nguyễn Thị Phương Nga,
Nguyễn Quang Anh
|
70
|
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
|
Ba
|
11
|
Long bào nhà Nguyễn và thách thức bảo tồn hiện nay
|
Ngô Hà Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Lệ Chi
|
71
|
Nguyễn Thuỳ Linh
|
KK
|
12
|
Sự khai thác chất liệu tín ngưỡng dân gian trong nhạc trẻ Việt Nam hiện nay
|
Nguyễn Phúc Quyên,
Trịnh Thị Trang
|
70
|
Đỗ Phương Thảo
|
KK
|
13
|
Khảo tả, phân tích và khai thác di văn Hán Nôm trong công tác tổ chức lễ hội đền Bà Vũ, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
|
Trần Đình Huy
|
69
|
Nguyễn Thùy Linh
|
Nhất
|
14
|
Văn hóa Mường và sự biến đổi văn hóa Mường hiện nay
|
Kim Ngọc Mỹ Hoa,
Liễu Thị Thùy Linh
|
72
|
Nguyễn Thùy Linh
|
KK
|
3. Chuyên ngành Ngôn ngữ - Truyền thông
TT
|
Tên đề tài
|
Sinh viên thực hiện
|
Khóa
|
Giáo viên hướng dẫn
|
Giải
|
15
|
Tin giả trên mạng xã hội Facebook ở Việt Nam hiện nay và thái độ ngôn ngữ đối với tin giả
|
Nguyễn Yến Linh
|
71
|
Đỗ Phương Thảo
|
Nhì
|
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Biên tập: Trợ lý khoa học TS. Đỗ Phương Thảo