Đối với khoa Việt Nam học, nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động thường niên. Mặc dù số lượng sinh viên không lớn như nhiều khoa khác trong trường nhưng gần như năm nào, khoa Việt Nam học cũng có báo cáo tham dự và đạt giải các cấp. Năm học 2020-2021, do tình hình dịch bệnh, khoa VNH chỉ có 6 báo cáo tham dự cấp khoa, trong đó có 2 báo cáo được chọn gửi đi cấp Trường, đạt một giải Ba với BC “Xây dựng mô hình từ điển về đất nước, con người và văn hoá Việt Nam phục vụ đào tạo lưu học sinh ngành Việt Nam học” của nhóm tác giả Lê Quỳnh Anh, Hoàng Thị Hằng, Phạm Minh Hiếu, Tạ Tuấn Hưng (K68A) dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hoài; và 1 giải Khuyến khích với BC “Phong cách thời trang Vintage của sinh viên Hà Nội hiện nay” của Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Hồng, Hoàng Thị Hoài (K69) dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Hà.
Theo tinh thần đó, Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022 lần này - kì hội nghị thứ 17 của khoa Việt Nam học đã được diễn ra vào sáng ngày 21/04/2022 với sự có mặt của Ban chủ nhiệm khoa, thầy Phạm Việt Hùng -chuyên viên Phòng Khoa học Công nghệ trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng đông đảo sinh viên đến từ các khóa tham dự. Hoạt động SV NCKH tại khoa được triển khai ngay từ học kỳ 1 với sự chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm khoa cùng sự phổ biến, vận động nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Tổng số báo cáo thực nộp của năm nay đã vượt lên 10 BC, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó lực lượng SV tham gia rải đều trong cả 4 khóa, từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, chủ đạo là K70 với số lượng áp đảo 6/10 BC có sự tham gia của K70. K69 có 4 báo cáo tham dự. Rất đáng tiếc là, các sinh viên năm cuối K68 có lẽ vì quá bận rộn với công việc thực tập cuối khóa và hoàn thành KLTN, thi TN nên chỉ có 2 BC tham dự. Rất đáng biểu dương là tinh thần hợp tác, làm việc nhóm của sinh viên năm nay khi có 2 BC được thực hiện dưới sự liên kết giữa các khóa. Số lượng BC năm nay tăng lên một phần có lí do khách quan là do những chính sách khuyến khích của nhà trường, của khoa đối với việc NCKH của SV, mà gần đây nhất là quyền lợi xét tuyển thẳng lên học trình độ Thạc sĩ cho những SV đạt giải Nhất, Nhì, Ba NCKH cấp trường. Các thầy cô trong BCN, trong các tổ BM của khoa cũng rất tận tình, tạo mọi điều kiện để SV theo đuổi và đi đến cái đích cuối cùng của NCKH. Có những thầy cô thức sửa bài cho SV đến tận 3, 4 giờ sáng, có thầy cô còn hỗ trợ kinh phí cho SV thực hiện BC. Đó là những nguồn động lực lớn lao, tiếp thêm cho các bạn SV những ngọn lửa nhiệt huyết.
Trong tổng số 10 báo cáo, số lượng báo cáo thuộc chuyên ngành Văn hoá, như mọi năm, vẫn chiếm tỉ lệ cao với 6 BC, báo cáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ - Truyền thông chiếm 2 BC, báo cáo thuộc chuyên ngành Du lịch là 2 BC.
Về sự lựa chọn đề tài của sinh viên, hội nghị lần này nổi bật lên hai hướng chọn lựa: Một là những BC đi theo hướng khai thác và làm sống dậy những nét đẹp về văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện đặc thù của chuyên ngành VNH. Hai là tìm hiểu về những vấn đề của cuộc sống đương đại, đặc biệt là những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, du lịch của Việt Nam trong và sau thời kì Covid-19. Đi theo hướng nghiên cứu thứ nhất là các BCKH: Nghiên cứu đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) – Trần Đình Huy, Nguyễn Thị Mai Anh (K69), GVHD: TS. Hà Đăng Việt; Xây dựng sản phẩm văn hóa dân gian ứng dụng: “Xẩm cố đô – một hành trình di sản” – Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh (K69), GVHD: TS. Nguyễn Thùy Linh; Tết Thanh minh của người Tày ở Tĩnh Túc, Nguyên Bình, Cao Bằng – Hoàng Thị Trang (K70D), GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài; Mo trong đời sống văn hóa của tộc người Mường, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa – Lê Thị Mai, Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Văn Đạt (K69, K70), GVHD: PGS. TS. Phạm Quốc Sử. Các BC này đã tái hiện, phục dựng lại hình ảnh và những trầm tích của những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang tính truyền thống của dân tộc, như: đền Phù Đổng, xẩm cố đô; hay tìm về những phong tục trong văn hóa các tộc người, như: Tết thanh minh của người Tày, Mo của người Mường. Điều đáng quý là các bạn SV làm những đề tài này lại chính là những người con dân tộc Tày và Mường. Chính các bạn đã dùng ánh sáng của khoa học để soi chiếu và làm bật lên những nét đẹp của văn hóa quê hương mình, tộc người mình.
Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng đi theo các vấn đề của xã hội đương đại. Điểm chung của khá nhiều BCKH năm nay là tập trung tìm hiểu những vấn đề mà dịch bệnh Covid-19 gây ra, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, du lịch và ngôn ngữ. Đây là một hướng đi mới mẻ, mang tính khoa học và thực tiễn cao.
Kết quả của Hội nghị như sau:
STT
|
Họ và tên
|
Tên đề tài
|
Chuyên ngành
|
Người hướng dẫn
|
Giải
|
1
|
Lăng Thị Khánh Linh (K68B)
|
Ẩn dụ tri nhận “DỊCH BỆNH LÀ CHIẾN TRANH” trong ngôn ngữ báo điện tử hiện nay
|
Ngôn ngữ
|
TS. Đỗ Phương Thảo
|
NHẤT
|
2
|
Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh (K69A, K69B)
|
Xây dựng sản phẩm văn hóa dân gian ứng dụng: “Xẩm cố đô – một hành trình di sản”
|
Văn hóa
|
TS. Nguyễn Thùy Linh
|
NHÌ
|
3
|
Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên, Lê Văn Sơn, Phan Thị Thúy Quỳnh (K68A, K69A, K69B, K71B)
|
Mối quan hệ giữa kinh tế - việc làm và thu nhập với lời nguyện tín hữu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Chính tòa Hà Nội)
|
Văn hóa
|
PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
|
NHÌ
|
4
|
Hoàng Thị Trang (K70D)
|
Tết Thanh minh của người Tày ở Tĩnh Túc, Nguyên Bình, Cao Bằng
|
Văn hóa
|
TS. Nguyễn Thị Thu Hoài
|
BA
|
5
|
Nguyễn Phó Việt Anh, Đặng Quỳnh Chi, Hà Thanh Hà (K70C)
|
Xây dựng phương thức tiếp thị xanh cho Hội An hậu Covid-19
|
Du lịch
|
ThS. Cao Hoàng Hà
|
BA
|
6
|
Trần Đình Huy, Nguyễn Thị Mai Anh (K69A)
|
Nghiên cứu đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)
|
Văn hóa
|
TS. Hà Đăng Việt
|
BA
|
7
|
Lê Thị Mai, Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Văn Đạt (K70, K69A)
|
Mo trong đời sống văn hóa của tộc người Mường, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
|
Văn hóa
|
PGS.TS. Phạm Quốc Sử
|
BA
|
8
|
Nguyễn Thị Chinh (K70A)
|
Văn hóa ứng xử của người dân huyện Hoài Đức – Hà Nội với cộng đồng LGBT
|
Văn hóa
|
TS. Nguyễn Thị Thu Hoài
|
KHUYẾN KHÍCH
|
9
|
Phạm Thị Ngọc Ánh, Đào Thị Hương Giang, Lệ Thị Thu Hằng, Trịnh Hướng Nghiệp (K70)
|
Hiện tượng chơi chữ dựa trên từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nói lái trên facebook của giới trẻ Việt Nam hiện nay
|
Ngôn ngữ
|
TS. Đỗ Phương Thảo
|
KHUYẾN KHÍCH
|
10
|
Đỗ Thị Hồng Quyết, Hoàng Hà Vi, Nguyễn Phương Thảo, Ngô Thị Thơm, Trương Công Thiện (K70D)
|
Phát triển sản phẩm du lịch ở Phú Quốc thời kì hậu Covid-19
|
Du lịch
|
ThS. Cao Hoàng Hà
|
KHUYẾN KHÍCH
|
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Biên tập: Trợ lý NCKH Đỗ Phương Thảo
Ảnh: Đinh Quốc Anh