TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
==&==
|
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
==&==
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ
NĂM HỌC 2015- 2016
PHẦN I: THỜI GIAN TIẾN HÀNH
1.Tuần từ 12-10 đến 18-10: Họp BCHLC, Tổ chức nói chuyện nghiệp vụ.
2. Ngày 19-10: Chốt danh sách sinh viên đăng ký dự thi các nghiệp vụ
3. Tuần từ 26-10 đến 1.11 :Trưởng Ban GK các Nghiệp vụ tổ chức gặp sinh viên dự thi giải đáp thắc mắc về đề tài, phương pháp….
3.Các tuần từ 2.11 đến 09.11: Sinh viên tự rèn luyện để chuẩn bị tham dự kỳ thi, nộp sản phẩm dự thi.
4. Tuần từ 10 -11 đến 15-11: Tổ chức thi sơ khảo các nghiệp vụ
5. Tuần từ 16-11 đến 21-11: Chung kết và tổng kết rèn luyện nghiệp vụ VNH
PHẦN II: CÁC NGHIỆP VỤ DỰ THI
Sinh viên bắt buộc phải dự thi một trong 4 nghiệp vụ: Thuyết trình, Báo chí, Văn hoá, Du lịch. Điểm dưới 5 không được đi thực tập. Yêu cầu cụ thể của các nghiệp vụ như sau:
I. PHẦN THI NGHIỆP VỤ DU LỊCH
1. Nội dung dự thi:
· Đăng ký dự thi:
- Các sinh viên đăng kí dự thi cá nhân
- Mỗi thí sinh hoặc nhóm thí sinh đăng ký dự thi nộp:
+ 01 bản thuyết minh về một điểm du lịch (tự chọn), bao gồm cả phần tự giới thiệu về bản thân
+ 01 video clip cho cá nhân tự quay và dựng (không có lời thuyết minh kèm, không chấp nhận video dựng từ ảnh)
· Hình thức dự thi: chia thành 2 vòng
- Vòng 1: Sơ khảo
+ Các thí sinh sẽ trình bày bản thuyết minh về điểm du lịch theo video clip trong thời gian tối đa 5 phút
+ Tùy theo nội dung trình bày, các thí sinh sẽ có thể có câu hỏi giải quyết các tình huống phát sinh trong thời gian tối đa 5 phút
+ 02 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào vòng thi Chung khảo
- Vòng 2: Chung khảo
+ Thi dưới hình thức sân khẩu hóa trong buổi thi chung với các nghiệp vụ khác
+ 02 thí sinh dự thi sẽ sẽ trình bày bản thuyết minh về điểm du lịch theo video clip trong tối đa 5 phút
+ Sau phần trình bày là phần diễn các tình huống do Ban tổ chức đưa ra (thí sinh được chuẩn bị trước) trong tối đa 5 phút (các thí sinh tự lựa chọn các thành viên để thành lập đội diễn của mình)
2. Tiêu chí chấm điểm
Tiêu chí
|
Phần chuẩn bị
|
Nội dung thuyết minh
|
Tác phong, trang phục
|
Xử lý tình huống
|
Điểm
|
20
|
30
|
20
|
30
|
|
|
|
|
|
II. PHẦN THI NGHIỆP VỤ VĂN HÓA
1. Nội dung thi :
Văn hóa các tộc người ở Việt Nam – từ truyền thống đến đương đại.
Các sinh viên có thể đề cập tới tất cả các phương diện của văn hóa Việt Nam như: văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, nghề và làng nghề...
2. Hình thức thi
Có hai hình thức thi (sinh viên có thể lựa chọn một trong hai hình thức)
2.1 Nhân học văn bản: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của nhân học trong nghiên cứu văn hóa đó là: đó là phương pháp điền dã với các thao tác phỏng vấn sâu, quan sát tham dự để thu thập tư liệu sau đó hình thành các bài viết, các công trình nghiên cứu (cách mà hàng năm vẫn làm)
2.2 Nhân học hình ảnh (cụ thể là làm phim nhân học): là sự kết hợp giữa các kĩ thuật, nghệ thuật điện ảnh với nghiên cứu nhân học.
* Chú ý : Để làm được một bộ phim nhân học, sinh viên cần:
+ Xác định rõ đề tài trước khi bắt đầu làm phim
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong nhân học như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu…để tiếp cận và gần gũi đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu làm phim (chú ý khi làm phim phải tôn trọng tiếng nói của chủ thể và phải bảo đảm đạo đức của người làm phim nhân học)
+ Xây dựng kịch bản với sự phân bố rõ ràng các cảnh quay, các nhân vật được quay được phỏng vấn…
+ Tiến hành quay phim và xử lý hậu kì (lọc tạp âm, lồng tiếng…)
Ghi chú: sinh viên sẽ trải qua hai vòng thi: vòng sơ khảo (sinh viên trình bày sản phẩm của mình trong khoảng 5- 10 phút; sau đó trả lời câu hỏi của các thầy cô); vòng chung khảo (chọn 2 sản phẩm dự thi tốt nhất từ vòng sơ khảo để vào vòng chung khảo)
3. Sản phẩm dự thi
3.1Đối với các nhóm dự thi nhân học văn bản cần có sản phẩm dự thi là một văn bản Word theo mẫu:
+ Mở đầu: lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, đối tượng nghiên cứ, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài..
+ Nội dung: Chương 1, chương 2, chương 3…
+ Kết luận
Ngoài văn bản Word, các nhóm có thể nộp thêm các sản phẩm khác như: sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, mô hình phục dựng, băng, đĩa, tư liệu cho thấy tác giả đã tiến hành phỏng vấn hoặc quan sát đối tượng nghiên cứu.
3.2Đối với các nhóm dự thi nhân học hình ảnh, sản phẩm cần có là:
- Một bản Video dài từ 5 đến 10 phút phản ánh nội dung của đề tài
- Một bản word về ý tưởng và kịch bản sơ bộ theo mẫu:
+ Bìa: Ý TƯỞNG VÀ KỊCH BẢN SƠ BỘ PHIM NHÂN HỌC (khoảng 3-10 trang); TÊN CỦA PHIM LÀ GÌ?
+ Bên trong bao gồm các mục: Ý tưởng và thông điệp của phim, Đối tượng, Nội dung phim (khoảng 1 trang A4), Phương pháp tiếp cận (ví dụ: kết hợp giữa quan sát và tham dự, để cho người trong cuộc nói về cuộc sống của họ, dùng lời nói của chủ thể kết hợp với lời dẫn của người làm phim gắn kết các đoạn phim thành phim hoàn chỉnh…); các cảnh quay quan trọng (cụ thể cảnh 1 là gì, hai là gì…);
4.Tiêu chí chấm điểm: (10 điểm)
4.1 Đối với nhân học văn bản:
- Nội dung: (3,0 điểm) yêu cầu
+ Đề tài: vừa sức
+ Kết cấu : khoa học
+ Triển khai kết cấu : sâu sắc
- Phương pháp thực hiện: (4,0 điểm)
Sinh viên biết vận dụng các phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu văn hoá như:
+ Phương pháp dân tộc học: điền dã, quan sát, ghi chép, sưu tầm tư liệu, chụp hình, quay video, phỏng vấn chuyên sâu, xử lý tư liệu điền dã, viết chuyên đề…
+ Phương pháp liên ngành: vận dụng tri thức đa lĩnh vực để làm sáng tỏ những giá trị văn hoá đặc sắc của đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp hệ thống: đặt các yếu tố văn hoá riêng lẻ vào trong tính hệ thống để phân tích, lý giải.
- Sản phẩm dự thi: ( 1,0 điểm )
+ Văn bản Word đúng quy định
+ Có sản phẩm khác minh hoạ
- Trình bày, trả lời câu hỏi: (2,0 điểm)
+ Trình bày sáng rõ các kết quả và phương pháp nghiên cứu, không quá thời gian quy định.
+ Trả lời câu hỏi chính xác, nhanh gọn, thưởng điểm cho những ý kiến sâu sắc, bộc lộ rõ quan điểm cá nhân trong nghiên cứu văn hoá.
Nội dung (3 điểm)
|
Phương pháp (4,0 điểm)
|
Sản phẩm
(1,0 điểm)
|
Trình bày
(1,0 điểm)
|
Trả lời câu hỏi
(1,0 điểm)
|
Đề tài
(1,0 đ)
|
Kết cấu (1,0đ)
|
Triển khai kết cấu
(1,0)
|
Phương pháp đặc thù trong nghiên cứu văn hóa
(4,0 đ)
|
Văn bản Word và sản phẩm khác (1,0 đ)
|
Sáng rõ kết quả và phương pháp nghiên cứu (1,0 đ)
|
Trả lời nhanh, chính xác, sâu sắc (1,0đ)
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2 Đối với nhân học hình ảnh:
+ Bản word về kịch bản (2 điểm)
+ Phương pháp làm: (3 điểm)
+ Video với các tiêu chí: kết cấu chặt chẽ, có chất lượng nghiên cứu, hình ảnh đẹp, âm thanh tốt…(4 điểm)
+ Trả lời câu hỏi (2 điểm)
5. Cách thức sinh viên tham gia thi:
- Thi theo nhóm: mỗi nhóm không quá 5 sinh viên
- Các sinh viên có thể liên khóa để lập nhóm thi.
III. PHẦN THI NGHIỆP VỤ THUYẾT TRÌNH
1. Mục đích
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông, trong đó có kĩ năng tư duy, lập luận, phân tích vấn đề một cách khoa học, lô gíc, có tính phản biện, phê phán cao; kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ súc tích mà phong phú, hấp dẫn; kĩ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thuyết trình một cách sinh động, hiệu quả;…
- Rèn luyện, tăng cường tác phong tự tin, chủ động thể hiện bản thân trước đám đông.
2. Nội dung
Nhằm mục đích tạo cơ hội cho sinh viên VNH được trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân về những vấn đề chính trị- xã hội- văn hóa- giáo dục… mang tính thời sự nóng hổi, trực tiếp tác động đến cuộc sống của chính sinh viên và tất cả mọi người, nội dung thi thuyết trình năm nay tập trung vào một số đề tài sau:
- Học để làm gì? Có nên vì thành tích hay không?
- Sinh viên với việc tiếp nhận các thông tin thời sự trên báo chí, truyền thông?
- Quan điểm về người phụ nữ Việt Nam truyền thống và hiện đại?
- Quan điểm về mối quan hệ giữa chân dài và đại gia, cái Đẹp và quyền lực?
- Sinh viên với việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài?
- Truyền thống và sức ì của nó? Nhu cầu cải biến như thế nào?
Với những đề tài trên, chúng tôi khuyến khích sinh viên đưa ra những cách tiếp cận đa chiều, những góc nhìn mang tính phê phán, phản biện và đối thoại cao. Điều quan trọng là bài thuyết trình phải thể hiện rõ ràng, thuyết phục quan điểm, cảm xúc, lý tưởng của sinh viên nói riêng, tuổi trẻ nói chung, trước những sự kiện mang tính thời sự đó.
3. Hình thức:
Tổ chức 2 vòng thi:
Vòng sơ khảo:
- Chuẩn bị: SV sẽ đăng kí và chuẩn bị vấn đề thuyết trình trên phần mềm Microsoft Powerpoint, sau đó gửi văn bản M.Word về VPK trước ngày thi 1 tuần (SV không gửi bài về trước thì sẽ không được thi).
- SV được phép đăng kí và dự thi thuyết trình bằng 1 trong 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh (khuyến khích sinh viên thuyết trình bằng tiếng Anh).
- Vào ngày thi: mỗi SV được trình bày bài thuyết trình của mình trong thời gian tối đa là 4 phút. Sau đó, BGK sẽ nhận xét, đặt câu hỏi phản biện và SV được trả lời trong thời gian tối đa là 2 phút.
- Chú ý: Tất cả SV bắt buộc đều phải chuẩn bị và trình bày bằng máy chiếu (dùng M.Power Point). SV cần sử dụng và phát huy tối đa các phương tiện hỗ trợ phần trình bày của mình như các giáo cụ trực quan, hình ảnh, video clip,…
- Sau khi kết thúc vòng sơ khảo, sẽ chọn 2 sinh viên có kết quả cao nhất vào vòng chung khảo.
Vòng chung khảo:
- 2 sinh viên trình bày bài thi thuyết trình của mình (đã chuẩn bị trước)
- Ban giám khảo nêu 1 vấn đề chung và yêu cầu 2 sinh viên trình bày quan điểm, đối thoại, tranh luận với nhau.
4. Tiêu chí chấm điểm
Nội dung (6)
|
Hình thức (2)
|
Trả lời phản biện (2)
|
Đề tài (0,5)
|
Cách dẫn dắt, lập luận, phân tích (3,5)
|
Diễn đạt sáng rõ, phong phú, hấp dẫn (2)
|
Chuẩn bị trình chiếu (0,5)
|
Trang phục (0,5)
|
Tác phong (0,5)
|
Giọng nói (0,5)
|
Khả năng phản xạ và phong thái tự tin (1)
|
Trả lời trúng và đúng, có tính thuyết phục (1)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. PHẦN THI BÁO CHÍ -TRUYỀN THỐNG
1.. Nội dung thi
* Chủ đề:
Không hạn chế chủ đề. Tác phẩm hoặc sản phẩm truyền thông cần phải có góc nhìn mới, tư liệu mới hoặc có những phát hiện mới mang tính sáng tạo, phản ánh chính xác, kịp thời những sự kiện, vấn đề xã hội trong nước và thế giới…
Sinh viên phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung và bản quyền của tác phẩm dự thi, không được sao chép, trùng lặp với các tác phẩm báo chí, truyền thông đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi trường hợp vi phạm đều bị loại khỏi cuộc thi.
Mỗi sinh viên (hoặc nhóm sinh viên) có thể gửi tối đa 3 sản phẩm dự thi.
* Nội dung tác phẩm dự thi:
Là tác phẩm báo chí, sản phẩm truyền thông hoàn chỉnh, bao gồm:
- Một bài báo (báo in, báo điện tử);
- Một videoclip (quảng cáo sản phẩm, giới thiệu chiến dịch truyền thông thương mại hoặc truyền thông xã hội…);
- Một phóng sự (phóng sự viết, phóng sự băng hình hoặc phóng sự ảnh…);
- Một tác phẩm truyền hình (phim tài liệu, phóng sự, giao lưu, tọa đàm…);
- Tác phẩm phát thanh (tin, bài, phản ánh, điều tra, câu chuyện truyền thanh…);
- Một tập san;
- Một ấn phẩm;
- Một kế hoạch truyền thông (kế hoạch quảng bá, mở rộng sản phẩm hoặc thương hiệu…);
- Một thông điệp truyền thông…
* Hình thức sản phẩm
- Thiết kế sản phẩm báo in được in ấn như tờ báo hoặc tạp chí. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ phải được cắt dán phần tiếp nối trên giấy khổ A4, A3 và đánh số trang rõ ràng.
- Sản phẩm phát thanh, sản phẩm truyền hình…, được ghi trên đĩa DVD,VCD.
- Kế hoạch truyền thông được đánh máy một mặt in trên khổ A4 (đi kèm là các hình thức như tờ rơi, đĩa quảng cáo… nếu có).
- Đối với thể loại phóng sự ảnh:
+ Ảnh dự thi in trên giấy ảnh kích cỡ 13 cm x18 cm; Hoặc ảnh kỹ thuật số, file ảnh với định dạng JPEG, dung lượng từ 1Mb đến 5Mb.
+ Ban giám khảo không chấp nhận ảnh dùng kỹ xảo, trừ việc điều chỉnh độ sáng tối, tương phản, độ nét, cân chỉnh màu sắc.
+ Phóng sự ảnh dự thi bắt buộc phải có tên tác phẩm dự thi, có chú thích kèm theo ảnh (mô tả cảm xúc, lời bình cho nội dung tác phẩm và các thông tin liên quan đến bức hình: thời gian, địa điểm chụp...).
+ Mỗi tác phẩm phải có tối thiểu 12 ảnh.
* Thời gian: Giới hạn chương trình không quá 10 phút.
2.. Hình thức thi
- Thi theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 6 sinh viên cùng khóa hoặc liên khóa. Khuyến khích các sinh viên K64, K65 chưa học Nghiệp vụ báo chí nhưng có năng khiếu và say mê nghề báo tham gia cùng nhóm các anh chị K62, K63 để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm.
- Có 3 phần thi:
+ Phần thứ nhất: Trình bày sản phẩm
Các nhóm được chuẩn bị 5 phút, trình bày sản phẩm không quá 10 phút.
+ Phần thứ hai: Kiểm tra kiến thức tổng hợp. Thời gian chuẩn bị: 5 phút, thời gian trả lời: 5 phút.
Ban giám khảo đưa ra câu hỏi, các nhóm chuẩn bị và trả lời.
Câu hỏi có thể có các dạng như sau:
+ BGK đưa ra một chủ đề tình huống à các nhóm thi quyết định chọn hình thức thể hiện phù hợp (bài báo, phóng sự - viết, hình, ảnh... - và sau đó là việc chuẩn bị nhân lực (số người) và tư liệu (đi thực địa, chuẩn bị số liệu thống kê, vật tư kĩ thuật...) để làm thành một tác phẩm báo chí.
+ BGK đưa ra một vấn đề cụ thể, yêu cầu các nhóm xác định các đề tài có thể thực hiện xung quanh vấn đề này.
+ BGK đưa ra các bức ảnh à các nhóm thi tổ chức lại thành một thông điệp có chủ đề truyền thông thích hợp
+ BGK đưa ra các bài báo chưa có tiêu đề và sa pô (chapeau) à các nhóm thi đặt tít và rút sa pô cho bài báo.
+ BGK đưa ra một videoclip khoảng 5 phút về một chủ đề nào đó mà không có lời bình. Yêu cầu các nhóm đưa ra lời bình cho clip đó.
+ BGK đưa ra vấn đề, tình huống, yêu cầu các nhóm xác định các đối tượng cần phỏng vấn phục vụ bài viết.
+ BGK đưa một tài liệu, yêu cầu các nhóm làm tin ngắn (100 -150 chữ). Yêu cầu viết tin ngắn về hội nghị.
+ BGK đưa ra một tình huống và một đối tượng PV cụ thể, yêu cầu các nhóm đặt từ 3-5 câu hỏi PV đối tượng này để khai thác thông tin viết bài.
+ BGK đưa ra đề tài cụ thể về một phóng sự ảnh, yêu cầu SV xác định nội dung bức ảnh có thể xuất hiện trong PS ảnh.