TS. GVC. Phạm Thị Mai Hương

TS. Phạm Thị Mai Hương

Học vị : Tiến sĩ Ngôn ngữ học (2017)

Email: maihuongqb1983@yahoo.com

 

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, GIẢNG DẠY

  • 2006, Cử nhân Ngôn ngữ, hệ chính quy Chất lượng cao, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 2009, Thạc sĩ Lí luận Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 2017, Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 2007-2013, Trợ lý Tổng Biên tập, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Từ 2013 đến nay, Giảng viên Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội

GIÁO TRÌNH ĐÃ GIẢNG DẠY

  • Lí thuyết truyền thông: 30 tiết
  • Tiếng Việt thực hành và hoạt động giao tiếp Tiếng Việt: 45 tiết
  • Tiếng Việt báo chí truyền thông
  • Đọc báo tiếng Việt
  • Thực hành nói tiếng Việt
  • Kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CHÍNH

  • Ngữ dụng học
  • Ngôn ngữ báo chí
  • Báo chí và truyền thông đa phương tiện
  • Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÃ THỈNH GIẢNG

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hệ liên kết đào tạo)

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Bài báo, báo cáo hội thảo

  • 2017, Chiến lược sử dụng ngôn ngữ để điều hành vận động trao đáp trong hội thoại phỏng vấn báo in in trong Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và phát triển, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, NXB Dân trí, tập 2, tr.499-504.
  • 2016, Chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn báo in in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 2016, NXB Dân trí.
  • 2015, Định kiến giới trong ngôn ngữ phỏng vấn trên báo in. Nữ quyền – Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia), NXB Đại học Sư phạm, tr.392-397.
  • 2015. Những dấu vết cổ trong thổ ngữ Cao Lao Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Kỉ yếu Hội thảo Việt Nam học – Những phương diện văn hóa truyền thống, NXB Khoa học Xã hội.
  • 2013, Lập luận trong hội thoại của Thúy Kiều, Kỉ yếu Ngữ học toàn quốc 2013, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
  • 2013, Cách thức lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều và cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận, Kỉ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế: Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Viện Ngôn ngữ học, tr.179.
  • 2005, Vần có âm cuối ɳ -k ở thổ ngữ Cao Lao Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng BìnhKỉ yếu Ngữ học Trẻ 2005, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.30-33.

Đề tài nghiên cứu khoa học

  • 2017. Đề tài NCKH cấp Trường: Xây dựng nội dung Nghe hiểu Tiếng Việt theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa cho sinh viên nước ngoài vùng Đông Bắc Á, chủ nhiệm đề tài.

Source: 
21-03-2022
Tags